093 647 10 66

[toc]Mới đây, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa kiến nghị thành lập Sàn giao dịch hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh hồ tiêu Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng thương mại thế giới và có khả năng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Dự báo này làm nức lòng giới kinh doanh, nhưng phía người trồng vẫn còn lo lắng bởi hồ tiêu không phải là loại cây dễ trồng.

1.Dự báo ngọt ngào :

Hình ảnh: Thị trường hồ tiêu Việt Nam.
Hình ảnh: Thị trường hồ tiêu Việt Nam.

Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) – cho biết, hiện ngành hồ tiêu của Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng thương mại của thế giới, nên việc thành lập sàn giao dịch hồ tiêu sẽ giúp Việt Nam có thêm sức mạnh chi phối thương mại hồ tiêu toàn cầu.

Dự báo trong 8 năm tới của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) cho thấy, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu hồ tiêu thêm 34% so với hiện nay, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên quy mô toàn cầu.

Bên cạnh đó, VPA cũng đề nghị Bộ NNPTNT cử ứng viên tham gia tranh cử làm Giám đốc điều hành IPC theo yêu cầu của tổ chức này, đồng thời đề xuất chuyển trụ sở IPC từ Indonesia về Việt Nam.

Theo ông Nam, việc Việt Nam làm Giám đốc điều hành IPC sẽ giúp vị thế ngành hồ tiêu Việt Nam lên cao hơn, vai trò của ngành hồ tiêu Việt Nam trong thương mại sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Thống kê của VPA cho thấy, tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu trong 11 tháng năm 2015 đạt 124.000 tấn với kim ngạch khoảng 1,2 tỉ đôla. Số liệu này giảm khoảng 17% về khối lượng nhưng tăng khoảng 2,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Điều này chứng tỏ, 2015 là năm được giá của hồ tiêu Việt Nam, với giá xuất khẩu bình quân tính trong 11 tháng là 9.528 USD/tấn, tăng hơn 20% so với năm 2014.

Từ hơn 15 năm nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu hồ tiêu trên giới. Thị phần còn lại là các nước Ấn Độ, Indonesia và Brazil. Ảnh hưởng nắng nóng vừa qua làm cho sản lượng hồ tiêu của các quốc gia này sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, hồ tiêu Việt Nam có cơ hội “độc tôn” trên thị trường thế giới.

VPA cũng dự báo, tình hình cung cầu hồ tiêu thế giới năm 2016 vẫn không thay đổi lớn so với năm 2015 khi tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung. Theo đó, tổng lượng xuất khẩu kỳ vọng có thể bằng hoặc cao hơn năm 2015.

Trong quy hoạch phát triển hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Bộ NNPTNT, diện tích hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm. Nhưng hiện nay, diện tích đã tăng lên 80.000 ha. Với đà tăng này, sản lượng hồ tiêu sẽ tăng lên 200.000 tấn/năm trong vài năm tới.

2.Thách thức không nhỏ :

Hình ảnh: Thách thức không nhỏ voeis thị trường hồ tiêu Việt Nam.
Hình ảnh: Thách thức không nhỏ ở thị trường hồ tiêu Việt Nam.

Mặc dù là một trong những nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa có quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu. Người trồng vẫn còn tự “mò mẫm” cây giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công nghệ sau thu hoạch.

Những vùng trồng lâu năm như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, song vẫn chưa tổng kết, nhân rộng cũng như hoàn thiện, ban hành quy trình canh tác hồ tiêu bền vững. Hiện diện tích trồng hồ tiêu ở Phú Quốc khoảng 385 ha, tập trung ở 2 xã Cửa Dương và Cửa Cạn, năng suất bình quân 2 – 3 tấn/ha, sản lượng tiêu hạt gần 1.000 tấn/năm. Tùy vào thời điểm, giá tiêu trên thị trường dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/kg. Đến năm 2020, Phú Quốc có kế hoạch mở rộng diện tích trồng tiêu lên 1.000 ha, phấn đấu năng suất đạt từ 3 tấn/ha trở lên.

Trong sản xuất, sinh trưởng, cây tiêu trồng trên cây trụ sống (phổ biến là các cây lồng mức, keo dậu, mít, vông gai, anh đào giả, muồng cườm, gòn) những năm đầu có chậm hơn so với trồng trên các cây trụ gỗ chết, trụ bê tông, nhưng vào thời kỳ kinh doanh ổn định, các vườn tiêu trụ sống có lợi thế hơn về chiều cao trụ nên thu được năng suất cao không thua kém các loại trụ khác.

Đặc biệt, qua nghiên cứu cho thấy, nhờ có độ che bóng nhất định của tán lá cây trụ mà vườn trụ sống không những có năng suất tiêu ổn định hơn, ít khi có hiện tượng kiệt sức do quá sai quả như ở các vườn tiêu trồng trên trụ chết mà tỉ lệ vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm chỉ bằng 1/5 lần so với vườn trồng bằng trụ sống.

Tuy nhiên, việc trồng hồ tiêu tăng nhanh như hiện nay cũng có thể trở thành con dao 2 lưỡi. Diện tích tăng nhanh cùng với sự thâm canh quá mức bởi tâm lý nôn nóng muốn thu được sản lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất, trong khi nông dân trồng hồ tiêu nhiều vùng, nhất là ở những nơi trồng mới, lại thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về canh tác. Nhiều nơi nông dân canh tác không theo quy trình, sử dụng giống trôi nổi, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, cách bố trí vườn không đảm bảo cho cây tiêu giữ và thoát nước tốt. Kết quả là nhiều vườn tiêu mất 30-40% năng suất hoặc mất trắng, thậm chí xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt.

3.Phát triển hồ tiêu cần nghĩ tới lợi ích lâu dài :

Hình ảnh: hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu liên tục tăng.
Hình ảnh: hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu liên tục tăng.

Hồ tiêu là cây trồng có nhiều ưu thế, có lợi nhuận khá cao, do đó nông dân trồng một cách ồ ạt. Tuy có ưu thế về giá cả và thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nhưng đây là loại cây trồng không “dễ tính”, thường bị các dịch bệnh gây thiệt hại kinh tế cho nông dân.

Trong những năm gần đây, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu liên tục tăng, do đó nhiều hộ nông dân đã chuyển qua canh tác loại cây này làm cho quy hoạch đã vượt càng vượt thêm, gây lo ngại cho các nhà quản lý. Việc vỡ quy hoạch sẽ dẫn đến hệ lụy là cung sẽ vượt cầu và giá rớt, chưa kể tới việc bà con theo nhau trồng trên nhiều chân đất khác nhau, những vùng đất không phù hợp hoặc chưa xử lý tuyến trùng hại rễ, hoặc chọn giống không đúng làm cho cây bị đổ bệnh và lây lan rất nhanh có khi hủy hoại cả vườn hồ tiêu. Một số nông dân muốn có năng suất cao lạm dụng phân, thuốc… đã gây tác hại rất lớn và ảnh hưởng đến chất lượng hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Để hạn chế tình trạng này, bà con nông dân nên cân nhắc thật kỹ trước khi phát triển cây hồ tiêu, chọn vùng đất phù hợp có đủ nguồn nước; chọn giống được xác nhận; liên kết với nhau, kết hợp nông lâm và ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng phân bón hợp lý; tưới nước nhỏ giọt… làm được điều này, không những bà con mình đỡ thiệt hại mà còn mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiện tại, ngành nông nghiệp các địa phương đang rà soát lại quy hoạch và cũng đưa ra một số đề án xây dựng các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây chủ lực ở từng địa phương, trong đó có cây hồ tiêu. Làm tốt điều này sẽ tạo nên lợi ích lâu dài cho nông dân. Bà con nên hưởng ứng và tham gia các đề án này bởi nó không những mang lại hiệu quả mà còn mang lại uy tín cho hồ tiêu Việ

Dấm Thủy Tâm là thương hiệu dấm uy tín của Công ty Cổ phần Vietferm. Được thành lập từ những năm 80, Vietferm là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm dấm từ các nguyên liệu tự nhiên như gạo, mạch nha, nho và trái cây.

Với mục tiêu mang lại những sản phẩm dấm chất lượng nhất cho khách hàng, Vietferm đã đầu tư vào các dây chuyền sản xuất hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Các sản phẩm dấm Thủy Tâm của Vietferm được sản xuất và đóng gói trong điều kiện khép kín và được kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Dấm Thủy Tâm của Vietferm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản và có hương vị đậm đà, thơm ngon. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam và được đánh giá cao bởi khách hàng trong và ngoài nước.

Với cam kết đem đến sản phẩm dấm chất lượng nhất, Vietferm đã được chứng nhận với nhiều giải thưởng và chứng chỉ uy tín như Sharktank Việt Nam, và nhiều giải thưởng danh giá cùng với sự tin cậy của những nhà hàng và khách sạn 5 sao.

Với những nỗ lực không ngừng để cải tiến chất lượng sản phẩm, Vietferm hy vọng sẽ trở thành đối tác tin cậy trong ngành sản xuất dấm và mang lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>