1.Làm giảm béo:
Mấy năm gần đây dấm đã trở thành món giảm béo rất thịnh hành ở một số nước Âu Mỹ. Không ít những người mắc bệnh béo phì coi nó là thứ hiệu nghiệm để giảm béo, một số nơi còn xuất hiện những cơn sốt ăn dấm. Theo nghiên cứu cho thấy acid amin chứa trong dấm ăn không những có thể tiêu hao được lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất như đường và protein diễn ra dễ dàng, từ đó có tác dụng giảm béo.
Trong giấm hàm chữa 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ, có thể thúc đẩy chất đường bài tiết, giảm thấp cholesterol. Axit amin hàm chứa trong giấm ăn thường ngày của chúng ta không những có thể làm tiêu hao chất béo trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy chất đường, protein trao đổi thuận lợi, đạt được hiệu quả giảm béo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiệu quả của dấm hóa học và dấm tự nhiên khác nhau. Loại dấm lên men tự nhiên nhìn bên ngoài có chất kết tủa, màu cũng sẫm hơn, sau khi lắc bọt sẽ từ từ biến mất, còn với dấm hóa học bọt sẽ biến mất ngay sau khi lắc đều.
2.Tác dụng chống lão hóa:
Đông Y cho rằng, giấm có tác dụng đẩy đi những cái tích tụ và sản sinh ra cái mới, có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với cải thiện tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy da trao đổi chất cũ mới. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấm có tác dụng hỗ trợ chống ôxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi nếp nhăn.
Buổi tối sau khi rửa mặt, lấy 1 thìa dấm gạo Thủy Tâm, 3 thìa nước hòa trộn vào nhau, lấy miếng bông gạc nhúng vào nhẹ nhàng chấm lên chỗ có nếp nhăn và dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng mát-xa từ 3-5 phút sau đó lấy nước ấm rửa sạch mặt. Kiên trì làm như thế trong thời gian dài có thể giúp tiêu trừ các nếp nhăn nhỏ ở trên mặt.
Tay là khuôn mặt thứ 2 của phụ nữ, bảo vệ và giữ gìn để có được đôi tay đẹp cũng là một việc không được xem nhẹ. Sau khi rửa tay, dùng dấm trắng Thủy Tâm và nước pha theo tỉ lệ 3:1, sau đó bôi lên trên tay, để như thế khoảng 5 phút và dùng nước lạnh rửa sạch. Kiên trì thì sẽ có trắng mịn, mềm mại.
3.Những người không nên ăn dấm:
– Khi đang uống một loại nào đó thì không nên dùng dấm. Các loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại có tính kiềm, giãn cơ dạ dày, nếu ăn dấm sẽ làm cho tác dụng của triệt tiêu lẫn nhau.
– Những người bị thương ở xương không nên ăn dấm vì sau khi ăn dấm sẽ làm cho chỗ đau mỏi nhức, càng đau thêm, khó liền.
– Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều dấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
– Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều dấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.